Hướng dẫn quy trình, thủ tục khám bệnh ở Nhật Bản
QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC ĐƯA BỆNH NHÂN NGƯỜI VIỆT NAM SANG KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI NHẬT BẢN
Công ty Cổ phần Hợp Tác Y tế Việt Nam Nhật Bản VJIIC xin được hướng dẫn mọi người quy trình và thủ tục đi khám bệnh ở Nhật Bản
Bước 1: Lấy thông tin cá nhân của bệnh nhân
- Họ và tên bệnh nhân
- Ngày tháng năm sinh
- Địa chỉ thường trú hiện tại, số điện thoại, email, facebook liên lạc
- Công việc và nơi công tác hiện tại
- Tên bệnh
- Yêu cầu đi khám hoặc điều trị tại Nhật là gì? (VD: Khám tổng thể, khám tầm soát ung thư, khám chuyên khoa, khám lại, tư vấn bệnh, tư vấn điều trị, điều trị bệnh…)
- Thời gian dự định có thể đi Nhật là khi nào?
- Tóm tắt quá trình phát hiện bệnh và điều trị cho đến thời điểm hiện tại. Tình trạng sức khỏe hiện tại ra sao?.. (phát hiện bệnh khi nào?, trong hoàn cảnh nào? đã từng chữa trị, phẫu thuật như thế nào? Tại đâu? Uống những thuốc gì? Sau khi điều trị và uống thuốc thì tình trạng bệnh như thế nào? Phác đồ điều trị là gì? Đơn thuốc gồm những thuốc gì? Tình trạng bệnh hiện tại ra sao?…)
Bước 2: Chuyển thông tin cá nhân và bệnh án sang Nhật (Chuyển tới Cơ quan hỗ trợ khẩn cấp Nhật Bản EAJ)
- Yêu cầu bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân gửi bệnh án bao gồm: Kết quả khám và điều trị từ đầu cho đến thời điểm hiện tại gồm: các hình ảnh lưu trên đĩa CD hoặc USB hoặc đường link về CT, PET-CT, MRI… (các phim như phim X-quang không có giá trị), kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu, kết luận của bác sỹ, đơn thuốc…
- Chuyển hồ sơ bệnh án và thông tin cá nhân của bệnh nhân sang Công ty dịch thuật chuyên nghành y tế.
- Báo giá cho bệnh nhân giá tiền dịch thuật hồ sơ và chuyển hồ sơ sang Nhật. Nếu bệnh nhân đồng ý với giá dịch thuật và phí gửi hồ sơ thì yêu cầu bệnh nhân thanh toán trước khoản phí đó. (VJIIC không thu thêm một đồng nào trong phí dịch thuật, chuyển phát hồ sơ và tư vấn hỗ trợ dịch vụ).
Bước 3: Tư vấn bệnh thông qua hồ sơ
- Sau khoảng 2 ngày, VJIIC sẽ chuyển hồ sơ bệnh nhân đã được dịch thuật sang Tiếng Nhật hoặc Tiếng Anh cho EAJ. EAJ sẽ phân tích hồ sơ và liên lạc với bệnh viện và bác sỹ chuyên nghành để trả lời cho VJIIC. Bác sỹ chuyên nghành xem hồ sơ bệnh nhân, phân tích và đưa ra kết luận bệnh nhân đã hoặc đang điều trị, uống thuốc,… tại Việt Nam đã tối ưu hay chưa? Có phương pháp điều trị nào tại Nhật tốt hơn không? … nếu không nhất thiết phải qua Nhật chữa thì các bước tiếp theo nên làm gì? Bệnh nhân này có tiếp nhận được hay không? Có khả thi để điều trị tại Nhật hay không? Sẽ điều trị bằng phương pháp nào? Liệu đồ điều trị ra sao? Chi phí điều trị dự trù sẽ mất khoảng bao nhiêu tiền? Nếu tiếp nhận thì sẽ được nhập viện ngày nào?..
- VJIIC sẽ dịch thuật nội dung tư vấn của bác sĩ sang Tiếng Việt và gửi cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ phải thanh toán khoản phí tư vấn bệnh này trước cho EAJ.
Bước 4: Trả lời kết quả hồ sơ của bệnh nhân (sau trung bình 1đến 2 tuần)
- EAJ gửi thông báo cho VJIIC trả lời về hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Thông báo chi tiết: Bệnh nhân được tiếp nhận hay không? Sẽ do bệnh viện nào, bác sỹ nào điều trị, phương pháp dự định điều trị là gì? Pháp đồ điều trị ra sao, chi phí dự trù điều trị là bao nhiêu tiền (báo giá), sẽ có thể cho nhập viện ngày nào (dựa vào dự định có thể đi Nhật của bệnh nhân đã gửi sang trước đó).
Bước 5: Xác nhận với bệnh nhân có quyết định điều trị tại Nhật hay không?
- Bệnh nhân xem thông báo của VJIIC về việc sẽ được điều trị tại bệnh viện nào, bác sỹ nào, phương pháp điều trị và pháp đồ điều trị dự định, chi phí như vậy có đủ khả năng không, có hợp lý không.v.v.. và trả lời cho VJIIC về quyết định có điều trị tại Nhật Bản hay không.
Bước 6: Nhận hồ sơ để làm thủ tục lưu trú điều trị cho bệnh nhân (Visa Y tế)
- Bệnh nhân nộp đầy đủ các hồ sơ cần thiết cho VJIIC để làm thủ tục xin visa Y tế bao gồm: Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng, ảnh chân dung 4,5cm x 4,5 cm nền trắng (2 ảnh), giấy tờ chứng minh năng lực tài chính (Một trong các giấy tờ như: giấy tờ nhà đất, sổ đỏ, giấy tờ xe, chứng minh thu nhập, chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng…), giấy chứng nhận công tác (đối với người đang công tác tại một cơ quan hay xí nghiệp nào đó, hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh đối với chủ doanh nghiệp), bản phô tô chứng minh thư nhân dân. (Đối với trường hợp người nhà bệnh nhân đi cùng thì chỉ cần chứng minh tài chính của một người và có cam kết bảo lãnh tài chính cho người kia.)
- Bệnh nhân sẽ nộp trước cho VJIIC khoản tạm ứng viện phí dựa theo bản báo giá dự trù được gửi từ EAJ và bản báo giá dịch vụ hỗ trợ được gửi từ VJIIC khi nộp hồ sơ để làm thủ tục xin Visa. Khoản tiền tạm ứng viện phí này VJIIC sẽ thay mặt bệnh nhân chuyển trước sang cho EAJ.
- VJIIC yêu cầu EAJ hoàn thiện hồ sơ và thư mời bao gồm cả giấy xác nhận lịch điều trị của bệnh viện tiếp nhận .. để làm thủ tục xin Visa y tế cho bệnh nhân.
- Ngoài khoản tạm ứng viện phí và phí dịch vụ hỗ trợ nêu trên, bệnh nhân cần phải đặt cọc một khoản tiền tương ứng với 30% tổng giá trị điều trị được nêu trong báo giá từ EAJ và mức tối thiểu tương ứng là 200 triệu đồng. (Số tiền đặt cọc này là để đảm bảo bệnh nhân và người nhà đi cùng cần phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký với VJIIC. Không vi phạm pháp luật tại Nhật Bản.vv.. hoặc để kịp thời thanh toán các khoản chi phí phát sinh đã được đồng ý của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Sau khi kết thúc điều trị trở về Việt Nam, trừ các khoản chi phí nếu có chi phí phát sinh thì số tiền này sẽ được hoàn trả lại cho bệnh nhân)
Bước 7: Thông báo kết quả xin Visa Y tế tới bệnh nhân.
- Tính từ thời điểm bệnh nhân nộp đủ các hồ sơ cần thiết và các khoản tiền tạm ứng viện phí, tiền đặt cọc tới thời điểm có visa trung bình mất khoảng 1 tuần đến 10 ngày.
Bước 8: VJIIC hỗ trợ bệnh nhân và người đi cùng để bệnh nhân tới Nhật Bản và nhập viện một cách an toàn và đúng kế hoạch.
- Trước khi xuất cảnh, VJIIC hướng dẫn bệnh nhân (hoặc người nhà bệnh nhân được ủy quyền) ký kết các thỏa thuận về bảo mật thông tin cá nhân, thỏa thuận về cung cấp dịch vụ hỗ trợ y tế, điền thông tin các biểu mẫu thăm khám sức khỏe..v.v..
- Đại diện của VJIIC tại Nhật Bản là VJIIC JAPAN sẽ hỗ trợ bệnh nhân và người đi cùng trong suốt quá trình điều trị của bệnh nhân tại Nhật Bản. VJIIC JAPAN thường xuyên thăm hỏi bệnh nhân, liên lạc với bác sỹ phụ trách, bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân để trao đổi thông tin khi cần thiết.
- VJIIC Việt Nam và VJIIC Japan phối hợp cung cấp các dịch vụ cần thiết trong suốt quá trình điều trị của bệnh nhân tại Nhật Bản như đưa đón bệnh nhân và người nhà, cung cấp phiên dịch viên chuyên môn y tế nói Tiếng Việt tại bệnh viện, cơ sở lưu trú ngoài thời gian nằm viện, nhu cầu ăn uống, thăm quan, mua sắm và nghỉ ngơi..v..v..
Bước 9: Hỗ trợ bệnh nhân sau điều trị
- Kết thúc quá trình điều trị tại Nhật Bản, VJIIC sẽ thường xuyên thăm hỏi bệnh nhân để nắm bắt tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Giới thiệu phòng khám hoặc bệnh viện có liên kết với VJIIC tại Việt Nam để hỗ trợ bệnh nhân trong các trường hợp cần thiết.
Với những bước cũng như quy trình khám bệnh Nhật bản cụ thể ở trên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng vào chuyến du lịch khám chữa bệnh tại Nhật Bản của mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét